Phê bình Karl_Marx

Kinh tế

Nhiều người đề xướng chủ nghĩa tư bản đã coi chủ nghĩa tư bản là công cụ hiệu quả hơn trong việc tạo ra và phân phối tài sản so với chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản, hay đã thể hiện sự chia tách giàu nghèo như sự lo ngại của Marx và Engels chỉ là một hiện tượng nhất thời. Một số người cho rằng tính tư lợi và nhu cầu sở hữu tư bản là một tính chất sẵn có của cách hành xử của con người, chứ không phải bị gây ra bởi việc chấp nhận chủ nghĩa tư bản hay bất kỳ một hệ thống kinh tế riêng biệt nào khác và rằng những hệ thống kinh tế khác nhau phản ánh những sự đáp ứng khác nhau của xã hội với thực tế này. Trường phái Áo về kinh tế đã chỉ trích việc Marx sử dụng lý thuyết giá trị thặng dư lao động.[59] Ngoài ra, sự đàn áp chính trị và các vấn đề kinh tế của nhiều nhà nước Cộng sản lịch sử đã làm giảm sút khá nhiều danh tiếng của Marx ở phương Tây, đặc biệt sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin và của Liên bang Xô viết. John Maynard Keynes coi chủ nghĩa Marx là một học thuyết phi lô gíc[60] và gọi cuốn Das Kapital là "một cuốn sách lỗi thời mà tôi biết không chỉ có nhiều lỗi về mặt khoa học mà còn không được quan tâm hay có thể áp dụng vào thế giới hiện đại."[61]

Tuy sự tàn phá kinh tế của cuộc Đại Giảm phát trong thập niên 1930 đã làm gia tăng lời kêu gọi tới chủ nghĩa Marx ở các quốc gia phát triển, sự phục hồi kinh tế sau đó và việc chính phủ áp dụng các biện pháp cứu vãn đã làm giảm sút tầm ảnh hưởng của nó.[62] Trái lại, chủ nghĩa Marx trở nên đặc biệt có ảnh hưởng tại các xã hội phong kiến và chưa phát triển về công nghiệp như nước Nga thời Sa hoàng trước năm 1917, nơi cuộc Cách mạng Bolshevik đã chứng tỏ là một sự thành công.[63]

Tới đầu thế kỷ XXI, những bài học, chính sách phúc lợi xã hội và quyền của người lao động mà các nước thuộc hệ thống cộng sản chủ nghĩa để lại trong việc xây dựng một xã hội mới công bằng, tiến bộ hơn đã được các nhà nước hiện đại tiếp thu. Một số biện pháp kinh tế - xã hội mà chủ nghĩa Marx đề ra đã được áp dụng ở khắp mọi nơi, ngay cả ở các nước phương Tây vốn từng là đối thủ. J. Arch Getty nhận xét:[64]

Công cuộc cải tạo quyền lao động ở phương Tây trong thế kỷ qua được thúc đẩy bởi một phong trào lao động quốc tế, được bảo vệ và hỗ trợ bởi Liên Xô. Chính sách New Deal của Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt có một phần được sao chép từ chính sách của Liên Xô. Các mục tiêu xã hội phổ biến ngày hôm nay, bao gồm các quyền của phụ nữ và bình đẳng chủng tộc, là chính sách của các Đảng Cộng sản từ rất lâu trước khi được chính phủ Mỹ thi hành một cách nghiêm túc. Những người Cộng sản đầu tiên đã đi đến Nam Mỹ và bắt đầu tổ chức những người da trắng, người Mỹ gốc Phi và người nghèo xung quanh vấn đề đòi hỏi công bằng xã hội. Trên trường quốc tế, Liên Xô cung cấp hỗ trợ cho Nelson Mandela chống lại chế độ áp bức chủng tộc và những cải cách khác. Chủ nghĩa Cộng sản tạo ra sự cạnh tranh khó khăn cho các nước phương Tây, và người ta nghi ngờ rằng những cải cách xã hội ở phương Tây đã không xảy ra nếu nước Nga Xô viết không tồn tại. Trớ trêu thay, sự tồn tại của Liên Xô đã giúp phương Tây tư bản tự cải cách và tránh khỏi những cuộc cách mạng đẫm máu của phương Đông. Chủ nghĩa cộng sản trong thế kỷ XX không phải là ảo tưởng thoáng qua; di sản của nó đang hiện diện ở khắp mọi nơi.

Hệ thống

Những người khác chỉ trích Marx từ khía cạnh triết lý khoa học. Karl Popper chỉ trích các lý thuyết của Marx là không có tính khả thi, điều mà ông tin là xuất phát từ một số khía cạnh lý luận lịch sử và chính trị xã hội phi khoa học của Marx; tiêu chuẩn tính khả thi của Popper, dù rất có ảnh hưởng, cũng đã bị chứng minh có thể gây tranh cãi. Popper cũng chỉ trích Marx về 'chủ nghĩa lịch sử'; nghĩa là, việc giả định rằng sự phát triển của những xã hội loài người tuân theo một bộ quy luật cố định và có thể thấy trước.[65]

Murray Rothbard cho rằng "...Marx không bao giờ tìm cách đưa ra một câu trả lời. Quả thực ông không thể, bởi nếu ông gắn tình trạng kỹ thuật hay sự thay đổi công nghệ với những hành động của con người, của con người cá nhân, toàn bộ hệ thống của ông sẽ sụp đổ. Với ý thức của loài người, và ý thức cá nhân với điều đó, thì khi ấy mới xác định phương thức sản xuất chứ không phải cách thức khác theo hình tròn."[66] Tuy nhiên, bài viết Lời nói đầu cho một sự đóng góp vào việc phê bình Kinh tế chính trị nổi tiếng của Marx phát biểu rằng "Trong sự sản xuất xã hội của sự tồn tại của nó, con người không tránh được phải tham gia vào những quanh hệ xác định, phụ thuộc vào ý chí của họ, nói rõ ra là những quan hệ sản xuất thích ứng với một giai đoạn cho trước trong sự phát triển các lực lượng sản xuất vật chất của họ."[67] Marx đã gắn một cách rõ ràng các lực lượng sản xuất và sự phát triển của chúng với những hành động của loài người, nhưng nhấn mạnh bản chất xã hội của sự phát triển này, dựa trên nhu cầu, nhu cầu phải duy trì sự tồn tại của con người, vì thế phát triển "độc lập của ý chí của họ", như các cá nhân, và vì thế ảnh hưởng ngược lại tới cá nhân theo những cách phản ứng các điều kiện xã hội cho trước.

Từ cánh Tả

Nhà triết học cánh tả Peter Singer, trong cuốn sách Một người Darwin cánh Tả, đã đặt nghi vấn quan điểm Marxist về bản chất con người là rất dễ thay đổi. Nhà khoa học Lionel Tiger cũng đã trình bày lý lẽ chống lại quan điểm Marxist về bản chất con người. Lionel Tiger cho rằng những tuyên bố Marxist đã không thể loại bỏ và trao quyền lực cho giai cấp vô sản bởi chủ nghĩa xã hội Marxist không nhận ra rằng bởi con người đã được thừa hưởng khuynh hướng cạnh tranh và chuyên chế từ những tổ tiên thời nguyên thuỷ của mình trong một hệ thống "kiểm tra và cân bằng" và những hạn chế với việc cá nhân giành lấy quyền lực và tài sản là cần thiết để duy trì một xã hội xã hội chủ nghĩa quân bình.[68]

Ngoài ra, những nhà tư tưởng cánh tả theo tư tưởng vô chính phủ như Mikhail Aleksandrovich Bakunin tại Nga, người có chủ trương "xóa bỏ giai cấp, đưa mọi của cải vào làm của chung, thủ tiêu Nhà nước và mọi quyền lực"[69] - đã chỉ trích Marx về những thành phần chuyên chính trong triết lý của ông và miêu tả ông như là một kẻ "thân chính phủ Bismarck" bị ám ảnh với việc nắm quyền lực quốc gia.[70]

Marx và chống Xê mít

Một số nhà bình luận, như Bernard Lewis, Edward H. FlanneryHyam Maccoby, đã coi Về Vấn đề Do Thái của Marx như một tác phẩm chống xê mít, và xác định những tính chất chống xê mít trong các tác phẩm đã xuất bản và tác phẩm riêng của ông.[71][72]Theo họ, Marx coi người Do Thái như một hiện thân của chủ nghĩa tư bản và là những người tạo ra các tính chất ma quỷ của nó.[73]Theo quan điểm của họ, sự đánh đồng chủ nghĩa Do Thái với chủ nghĩa tư bản của Marx, cùng với những tuyên bố của ông về người Do Thái, đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới các phong trào xã hội chủ nghĩa và định hình nên thái độ và chính sách của họ với người Do Thái. Theo những ý kiến của các học giả này, tác phẩm Về Vấn đề Do Thái của Marx đã ảnh hưởng tới chủ nghĩa Phát xít, cũng như các tình cảm chống xê mít của Liên bang Xô viết và người Ả Rập.[74][75][76] Albert LindemannHyam Maccoby đã cho rằng Marx cảm thấy bối rối vì lý lịch Do Thái của mình.[77][78]

Những tác gia trên thường trích dẫn đoạn sau trong Về Vấn đề Do Thái để làm cơ sở cho lý luận của mình:

“ Đâu là căn bản thế tục của chủ nghĩa Do Thái? Nhu cầu thực tế, tính ích kỷ. Đâu là sự sùng bái thế tục của người Do Thái? Mặc cả. Cái gì là vị thần thế tục của họ? Tiền. Khi ấy thì, một sự giải phóng khỏi sự mặc cả và tiền bạc, từ thực tế, chủ nghĩa Do Thái đích thực sẽ là tự giải phóng khỏi thời đại của chúng ta......Giải phóng xã hội của người Do Thái là giải phóng xã hội khỏi chủ nghĩa Do Thái.[79] ”

Tuy nhiên, Giáo sư khoa học chính trị Iain Hamphsher-Monk cho rằng các chỉ trích trên là từ những người chưa đọc kỹ tác phẩm của Marx. Ông đã viết trong tác phẩm của mình: "Tác phẩm này [Về Vấn đề Do Thái] đã được nêu ra như một bằng chứng về cái được cho là tình cảm chống xê mít của Marx, nhưng chỉ việc đọc nó một cách hời hợt mới có thể dẫn tới một sự giải thích như vậy."[80] Tương tự, McLellan và Francis Wheen cho rằng các độc giả phải hiểu Về Vấn đề Do Thái trong bối cảnh các cuộc tranh cãi của Marx với Bruno Bauer, tác giả của Vấn đề Do Thái, về sự giải phóng Do Thái ở Đức. Francis Wheen nói: Những chỉ trích đó, ai coi nó như một tiền thân của 'Mein Kampf', bỏ sót một điều, điểm quan trọng: bỏ qua sự vụng về trong cách viết và sự thô thiển của bản in, tác phẩm trên thực tế được viết như một sự bảo vệ dành cho người Do Thái. Đó là sự đáp lại với Bruno Bauer, người đã cho rằng người Do Thái không nên được trao đầy đủ các quyền dân sự và tự do trừ khi họ được rửa tội để trở thành các tín đồ Thiên chúa.[81]

Theo McLellan, Marx đã sử dụng từ Judentum theo cách thông tục, với nghĩa thương mại, cho rằng người Đức phải chịu đựng, và phải được giải phóng khỏi, chủ nghĩa tư bản. McLellan kết luận rằng độc giả phải hiểu nửa sau của cuốn tiểu luận như một sự chơi chữ mở rộng làm thiệt hại cho Bauer.[82]

Jonathan Sacks, Chief Rabbi ở Anh, coi việc áp dụng thuật ngữ "chủ nghĩa chống xê mít" cho Marx như một sự sai lầm — bởi Marx khi viết Về Vấn đề Do Thái, rõ ràng mọi nhà triết học lớn đều thể hiện các khuynh hướng chống xê mít, nhưng từ "chủ nghĩa chống xê mít" vẫn chưa được đặt ra, bỏ mặc phát triển một thành phần chủng tộc, và ít sự hiểu biết tồn tại về tầm mức của thiên kiến của người châu Âu chống người Do Thái. Vì thế Marx chỉ đơn giản thể hiện tư tưởng chung của thời kỳ của mình.[83]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Karl_Marx //nla.gov.au/anbd.aut-an35331985 http://lea.vitis.uspnet.usp.br/arquivos/leaworking... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/367265 http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNga... http://www.findarticles.com/ http://books.google.com/books?id=inmTyPPdR5oC&pg=R... http://www.oup.com/oxforddnb/info/freeodnb/librari... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... //www.getty.edu/vow/ULANFullDisplay?find=&role=&na... http://www-personal.umd.umich.edu/~delittle/Marxis...